Thế Giới Âm Nhạc
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Tổng hợp phim VIỆT NAM hay MF

Go down

Tổng hợp phim VIỆT NAM hay MF Empty Tổng hợp phim VIỆT NAM hay MF

Bài gửi  Admin Wed Oct 26, 2011 5:26 pm

Áo Lụa Hà Đông
Tổng hợp phim VIỆT NAM hay MF Imageshack
Đạo diễn : Lưu Huỳnh
Diễn viên : Trương Ngọc Ánh
Sản xuất : Phước Sang Entertainment
Kịch bản : Lưu Huỳnh
Thể loại : Tâm lý
Xuất bản : 2006
Độ dài : 135 phút
Bộ phim có kinh phí 1 triệu USD đã giành giải "Khán giả bình chọn" tại LHP Pusan, Hàn Quốc vào cuối tháng 10/2006 trước khi ra mắt khán giả Việt Nam vào tháng 3 năm nay

Lợi dụng tình trạng hỗn loạn khi những người nông dân nổi dậy lật đổ chính quyền, Dần (Trương Ngọc Ánh) và Gù (Quốc Khánh) tất tả dắt nhau tìm đường vào Nam, mong tìm được nơi để họ có thể sống yên ổn bên nhau, thoát khỏi kiếp tôi tớ cực khổ đọa đày. Tài sản quý giá nhất hai người mang theo là chiếc áo dài bằng lụa Hà Đông mà Gù lấy làm quà cưới Dần. Đó chính là chiếc áo quấn quanh người chú bé Gù khi người ta tìm thấy chú nằm trơ trọi dưới gốc cây đa đầu làng.


Nhưng Hội An lại là điểm dừng chân không định trước của hai người bởi khi vào đến đây, Dần trở dạ sinh đứa con gái đầu lòng. Con bé được lấy tên mảnh đất cơ duyên này làm tên. Mùa mưa đầu tiên chào đón họ trong căn nhà dột nát, nước ngập ngang chân giường, Dần ngồi ru con trong tiếng mưa tưởng như bất tận. Bỗng Gù nhặt lên từ dưới nước chiếc áo dài quý giá của hai vợ chồng, và gói trong đó là một quả cau đã mọc mầm. Quả cau Dần đã trao cho Gù khi hai người thắp hương lạy trời đất cho họ nên vợ nên chồng trong căn nhà hoang khi còn ở quê hương, và nói với anh rằng hãy gieo trồng quả cau này, đến khi nào nó trổ ra buồng cau đầu tiên, cũng là lúc cô chính thức là vợ anh. Hết mưa, nước rút, Gù mang quả cau ra mảnh sân trước nhà vun đất ươm mầm cây, ươm cả hy vọng và tình yêu anh dành cho vợ.

Vài mùa mưa sau, trong nhà đã có tới năm nhân khẩu. Nước vẫn ngập mênh mang từ ngoài đồng ngoài bãi vào đến trong nhà. Ngồi co ro trên giường, Dần giục chồng đặt tên cho đứa con gái thứ ba. Nhìn vào khoảng trời mịt mù trước mắt, Gù nghĩ đến cái tên Lụt. Con cái nhà nghèo, đặt tên xấu cho dễ nuôi. Rồi sau đó, đứa con gái thứ tư chào đời.

Chồng cào hến trên sông, vợ đem ra chợ bán nuôi sống cả gia đình. Tài sản có giá trong nhà giờ thêm chiếc thuyền nhỏ làm phương tiện đánh bắt thêm chút cá hay lượm củi mục trôi sông. Hai đứa con gái lớn, Hội An và Ngô được hai vợ chồng Gù chắt chiu cho đến trường nhưng có nguy cơ phải nghỉ học vì bố mẹ không đủ tiền may áo dài cho con. Nhắm mắt đưa chân, nghĩ đến các con, Dần chấp nhận làm vú nuôi lấy tiền. Nhưng bi kịch ở chỗ, sữa của cô không phải để nuôi một đứa trẻ, mà để ông già Thòng người Tàu bú.

Mỗi sáng, Dần lại đến làm công việc vú nuôi quái dị của mình, cởi áo, đưa bầu vú qua một ô nhỏ trên bức tường gỗ, phía bên kia, cụ già thất thập cổ lai hy, mồm móm mém chỉ còn vài chiếc răng, đưa miệng bú dòng sữa vốn dành cho con trẻ. Tủi nhục, đau xót, Dần vẫn phải nuốt nước mắt ngày ngày bán đi dòng sữa quý giá cho đến khi bị Gù phát hiện. Giận dữ lồng lộn, anh chửi mắng vợ không tiếc lời. Cực chẳng đã, Dần đành mang chiếc áo dài đính hôn của hai vợ chồng nhờ người cắt lại cho vừa người con gái, rồi miệt mài khâu nên thành chiếc áo mơ ước của hai chị em Hội An và Ngô. Một chiếc áo, hai cô bé nhà nghèo đổi nhau mặc tới trường: buổi trưa tan trường, Hội An ba chân bốn cẳng chạy về đổi áo cho em, và Ngô lại ba chân bốn cẳng chạy tới trường cho kịp buổi học chiều.

Gia đình đông con nghèo khó nhưng yêu thương nhau ấy cứ lần hồi sống qua ngày, bữa cháo bữa khoai, nhưng tràn ngập tiếng trẻ thơ ấm áp. Sự hy sinh và tình thương của bố mẹ đã giúp cô bé Hội An viết được một bài luận đạt điểm cao nhất lớp, và chủ đề chính về chiếc áo dài gắn với nhiều kỷ niệm cay đắng, gian truân nhưng cũng vô cùng ngọt ngào của cả gia đình. Cô bé nghẹn ngào đứng đọc bài văn của mình trước cả lớp, nhớ lại từng sự kiện thân yêu gắn liền với chiếc áo. Bất ngờ, một tiếng nổ khủng khiếp xé nát cả không gian, xóa nhòa vĩnh viễn tất cả những gương mặt thân quen vừa hiện diện. Nghe tin dữ, Dần chạy như điên đến trường, lật tung những tấm chiếu cuồng loạn tìm con. Và cô gào lên thảm thiết, khi nhận ra khuôn mặt đứa con thân yêu nằm đó, trong số những nạn nhân bé nhỏ tội nghiệp của chiến tranh ác nghiệt…

Điều ấn tượng nhất bộ phim để lại trong lòng khán giả, đó là diễn xuất tuyệt vời của các diễn viên nhí, những cô bé lần đầu đóng phim nhưng đã tạo nên những cảm xúc chân thật và sâu sắc. Cô bé Thiên Tú, người đóng vai Ngô, đã có những kỷ niệm đặc biệt khi tham gia Áo lụa Hà Đông, đó là có một người chị cả, điều mà cô luôn ao ước ngoài đời thực khi phải làm chị của ba đứa em nhỏ. Thời gian mấy tháng trời cùng đóng phim và sống với cô chị Hội An đã để lại những tình cảm gắn bó khăng khít giữa hai cô bé, điều khiến Thiên Tú ngập ngừng xúc động trong buổi chiếu giới thiệu phim, khi nói về cảnh ngăn không cho bố Gù mang chị Hội An đi chôn.
Theo đạo diễn Lưu Huỳnh, thời lượng ban đầu của bộ phim là 3 tiếng nhưng sau đó đã bị rút xuống còn 2 tiếng 15 phút. Có lẽ chính những cảnh phim bị cắt đi đã giúp giảm bớt những chi tiết dài dòng trong một bộ phim về chiến tranh khá nặng nề, dù bản rút ngắn vẫn còn một vài trường đoạn khá luẩn quẩn khi đạo diễn sa đà vào việc thể hiện những ký ức đã qua của các nhân vật. Nhưng không thể phủ nhận rằng bộ phim là một bộ sưu tập tuyệt vời của những hình ảnh đẹp và có sức thuyết phục. Nửa sau của tác phẩm tỏ ra vượt trội hơn, khán giả được tập trung vào những biến động không ngừng của một gia đình với bốn cô con gái và sự chuyển đổi chiếc áo dài qua hai thế hệ. Đặc biệt chi tiết cô Dần làm vú em cho cụ già Thòng sắp kề miệng lỗ, một bi kịch mang tính điển hình của người phụ nữ Việt Nam những năm chịu ách áp bức của giới địa chủ và kẻ thù cướp nước, khiến người xem liên tưởng đến chị Dậu nghèo khó thuở nào của Ngô Tất Tố.

Những nạn nhân của chiến tranh, hàng triệu con người lên đường di tản với hy vọng thoát khỏi kiếp nô lệ và cuộc sống khổ cực, nhưng lại bị sự nghèo đói nhọc nhằn khác bao vây. Đây cũng chính là một chủ đề thú vị khác của bộ phim, với bối cảnh của gia đình anh Gù tại Hội An những năm 60.


Code:
Link download

MEGAUPLOAD - The leading online storage and file delivery service
MEGAUPLOAD - The leading online storage and file delivery service

LINK MF
Code:
Phần 1: ALHD.001
Phần 2: ALHD.002
Phần 3: ALHD.003
Phần 4: ALHD.004
Phần 5: ALHD.005
Phần 6: ALHD.006
Phần 7: ALHD.007
Phần 8: ALHD.008
Phần 9: ALHD.009
Phần 10: ALHD.010
Phần 11: ALHD.011
Phần 12: ALHD.012
Phần 13: ALHD.013


Dòng Máu Anh Hung - The Rebel
Tổng hợp phim VIỆT NAM hay MF Imageshacki

Code:
Đạo diễn Charlie Nguyễn
Sản xuất Tawni Nguyễn
Kịch bản Charlie Nguyễn, Johnny Trí Nguyễn, Dominique Pereira
Diễn viên Johnny Trí Nguyễn
Ngô Thanh Vân
Dustin Nguyễn
Nguyễn Chánh Tín
Âm nhạc Christopher Wong
Dựng phim Trần Hàm
Nhà phát hành Hãng phim Chánh Phương
Ngày phát hành 27 tháng 4 năm 2007 tại Việt Nam
Ngôn ngữ Tiếng Việt
Tiếng Pháp
Kinh phí $1.500.000+
Nhân vật

* Cường (Johnny Trí Nguyễn): một sĩ quan mật thám của Pháp. Vốn từng du học ở Pháp ngành luật, nhưng vì có khả năng võ thuật nên được chọn vào đội đặc nhiệm, chuyên truy lùng, tiêu diệt các tổ chức chống đối chính quyền Pháp. Sau những cuộc bắt bớ, tra tấn, đặc biệt sau khi phải giết một thanh niên của nghĩa quân mà anh cho là rất anh dũng cùng việc gặp gỡ Thúy đã làm Cường thay đổi.
* Thúy (Ngô Thanh Vân): con gái duy nhất của thủ lĩnh nghĩa quân Đề Cảnh. Xinh đẹp, thông minh và giỏi võ, Thúy chỉ huy việc ám sát Chánh Sở mật thám. Vụ việc không thành, Thúy bị bắt. Cô định tự tử nhưng được Cường thuyết phục và cứu thoát.
* Sỹ (Dustin Nguyễn): chỉ huy đặc vụ, tàn ác và lạnh lùng, Sỹ có khả năng đặc biệt là thân thể chịu được dao kiếm. Xuất thân thấp hèn, mẹ từng làm điếm, nên Sỹ muốn chối bỏ quá khứ. Trung thành với người Pháp, nhưng cuối cùng Sỹ phản lại người chỉ huy của mình.
* Tham Nguyễn (Nguyễn Chánh Tín): thất bại trong quan trường, Tham Nguyễn trở thành một kẻ nghiện ngập, hút thuốc phiện quên thời cuộc. Nhưng Tham Nguyễn truyền lại cho Cường, đứa con trai duy nhất, tư tưởng chống Pháp.
* Danh (Nguyễn Thắng): một nhân viên dưới quyền Sỹ, cùng Sỹ truy đuổi Cường và Thúy.

Nội dung
Cảnh báo: Phần sau đây có thể cho bạn biết trước nội dung của tác phẩm.

Năm 1922, thực dân Pháp đô hộ Việt Nam, các phong trào kháng chiến chống Pháp xuất hiện khắp nơi. Để đàn áp các lực lượng này, chính quyền Pháp đào tạo một số người Việt, tổ chức thành một đội quân đặc biệt chuyên săn lùng, tiêu diệt những phong trào kháng chiến mà họ cho là phiến loạn.

Cuộc ám sát Chánh Sở mật thám do Thúy tổ chức bất thành, cô bị Sỹ bắt. Sau khi tra tấn không kết quả, Thúy bị nhốt biệt giam. Vì không muốn ảnh hưởng tới cha là thủ lĩnh nghĩa quân Đề Cảnh, Thúy quyết định tự tử. Cường xuất hiện thuyết phục và giúp Thúy trốn thoát. Nhưng khi Cường giấu Thúy trong nhà thì bị Sỹ cùng Danh phát hiện. Cường và Thúy chạy thoát, cùng tìm đường về với nghĩa quân. Trước khi đi, Cường muốn tới gặp cha là Tham Nguyễn lần cuối. Tại đây, hai người lại bị quân Pháp phát hiện và để trốn khỏi thành phố, họ trốn lên một chiếc xe chở các công nhân đến mỏ sắt.

Tại mỏ, vì giúp đỡ một công nhân khác, Thúy bị cai mỏ đánh đập, Cường và Thúy tiếp tục bỏ trốn. Sỹ và Danh truy tìm, gặp Cường báo tin cha anh đã bị giết. Trong một lần đối đầu, Cường giết Danh. Cường và Thúy tới được ngôi làng nghĩa quân đang ẩn náu, nhưng Cường gặp phải sự nghi ngờ của những người thuộc phe nghĩa quân.

Sáng sớm, Sỹ cùng quân lính tới bao vây ngôi làng, bắt tất cả nghĩa quân. Đề Cảnh bị đưa về thành phố, những người còn lại bị đem ra xử bắn. Tại sở chỉ huy quân đội Pháp, vì bị xúc phạm, Sỹ nổi loạn giết chết viên chỉ huy người Pháp. Trong khi đó ở làng, những người bị xử bắn cùng dân làng nổi dậy chống lại quân lính. Giữa cuộc chiến, Thúy, Cường cùng một số người khác ra đi để tìm cách giải cứu cho Đề Cảnh. Họ tổ chức phục kích đoàn tàu tại một khe núi và giải cứu thành công Đề Cảnh. Sỹ bị Thúy và Cường giết chết.

Dòng máu anh hùng do hãng phim Chánh Phương hợp tác với Cinema Pictures sản xuất. Trong đó, hãng phim Chánh Phương của diễn viên Nguyễn Chánh Tín, còn Cinema Pictures là một hãng phim của người Việt tại Mỹ. Đạo diễn Charlie Nguyễn cùng hai diễn viên Dustin Nguyễn và Johnny Trí Nguyễn đều là cháu ruột của Nguyễn Chánh Tín.

Ban đầu, vai Thúy dự định được giao cho vận động viên Nguyễn Thúy Hiền[1], nhưng sau gần một năm chuẩn bị, đạo diễn Charlie Nguyễn quyết định Ngô Thanh Vân là người vào vai này. Bộ phim được bấm máy vào ngày 11 tháng 1 năm 2006 với những cảnh quay đầu tiên tại bệnh viện Nhiệt Đới – Bến Hàm Tử – Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh. Dòng máu anh hùng được quay trong khoảng 3 tháng, với các cảnh chính được thực hiện ở Thành phố Hồ Chí Mình, Hội An đến Hà Nội, Lạng Sơn, Thái Nguyên.

Ngay từ khi sản xuất, Dòng máu anh hùng đã thu hút sự quan tâm của dư luận và báo chí bởi thành phần đoàn làm phim gồm nhiều tên tuổi nổi tiếng: các diễn viên Nguyễn Chánh Tín, Dustin Nguyễn, Johnny Trí Nguyễn, Ngô Thanh Vân, ca sĩ Nguyễn Thắng cùng nhà sản xuất Jimmy Nghiêm Phạm, đạo diễn Charlie Nguyễn, hóa trang Gordon Phong Banh, đạo diễn ánh sáng Dominic Pereira, nhạc sĩ Christopher Wong... Ngoài ra, đây cũng là một bộ phim hành động dã sử, một thể loại ít gặp trong các phim Việt Nam.

Ban đầu, kinh phí dự kiến của Dòng máu anh hùng là 800.000 USD, nhưng sau khi thực hiện, con số lên tới 1,5 triệu USD. Đây là chí phí cao nhất của một bộ phim tư nhân ở Việt Nam tính tới thời điểm đó[2]. Toàn bộ phần hậu kỳ của bộ phim được thực hiện ở Mỹ với mục đích đạt chất lượng âm thanh theo chuẩn quốc tế. Công ty Arri của Đức thực hiện việc chỉnh màu, âm thanh do công ty Monkeyland Audio đảm nhiệm.

Dòng máu anh hùng được The Weinstein Company, hãng phim của anh em Harvey và Robert Weinstein (hai đồng sáng lập của hãng Miramax Films nổi tiếng) mua bản quyền để phát hành ở thị trường Bắc Mỹ, châu Úc và Anh[3]. Đây là bộ phim Việt Nam được một hãng lớn của Hollywood mua bản quyền.[4].

Công chiếu

Từ trước khi ra mắt, đoạn phim quảng cáo cho bộ phim Dòng máu anh hùng đã gây cơn sốt trên các diễn đàn phim ảnh trong nước[5]. Bộ phim được công chiếu lần đầu tiên ngày 12 tháng 4 năm 2007 ở Đại hội [w]Điện[/w] ảnh Việt Nam quốc tế lần thứ III diễn ra tại Mỹ. Sau đó, tối 20 tháng 4, bộ phim ra mắt khán giả Việt Nam cụm rạp Galaxy, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 27 tháng 4 năm 2007, bộ phim chính thức được khởi chiếu tại các rạp.

Sau khoảng 3 tuần công chiếu ở Hà Nội, Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh, Dòng máu anh hùng đã đạt doanh thu hơn 4 tỷ đồng. Bộ phim được các rạp ở Hà Nội, Hải Phòng ... đề nghị giữ lại chiếu tiếp. Sau sáu tháng, Dòng máu anh hùng vẫn tiếp tục được trình chiếu ở một số rạp. Đây là trường hợp hiếm hoi đối với một phim Việt Nam[6]. Theo lời nhà sản xuất Nguyễn Chánh Tín, thị trường của phim vẫn chủ yếu ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Việc công chiếu ở các tỉnh không đem lại doanh thu cao mà còn có nguy cơ bị sao chép lậu. Đoàn làm phim không chỉ nhắm tới Việt Nam mà còn mong muốn thu lợi nhuận ở thị trường quốc tế[1].

Đánh giá của báo chí
Các nghệ sĩ của Dòng máu anh hùng tại Liên hoan phim quốc tế Bangkok 2007, từ trái sang: Charlie Nguyễn, Jimmy Phạm Nghiêm, Dustin Nguyễn, Ngô Thanh Vân, Johnny Trí Nguyễn
Các nghệ sĩ của Dòng máu anh hùng tại Liên hoan phim quốc tế Bangkok 2007, từ trái sang: Charlie Nguyễn, Jimmy Phạm Nghiêm, Dustin Nguyễn, Ngô Thanh Vân, Johnny Trí Nguyễn

Dòng máu anh hùng đã nhận được nhiều khen ngợi từ báo chí, cũng như một số chỉ trích:
“ Trong buổi trình chiếu cho Hội đồng Duyệt phim quốc gia, tất cả các thành viên dự xem đều có chung nhận định, đây là bộ phim võ thuật Việt Nam hay nhất từ trước đến nay... phô trương các chiêu thức võ thuật Việt Nam chưa từng được khai thác qua ống kính điện ảnh.[4] ”

— Báo Người lao động
“ Diễn viên đẹp, cảnh quay đẹp, âm thanh sống động, kịch bản chặt chẽ, hợp lý... Dòng máu anh hùng là một trong số những tác phẩm nói về chiến tranh Việt Nam đáng được quan tâm.[7] ”

— Báo VnExpress
“ Nếu như dán thêm mác "kiếm hiệp" thì có lẽ Dòng máu anh hùng sẽ dễ được "tha thứ" hơn bởi những tình tiết thiếu thuyết phục đến mức hoang tưởng. Sau lớp xiêm y võ thuật hoành tráng, bộ phim còn đọng lại gì?... Không phủ nhận, Dòng máu anh hùng có sự tìm tòi, chăm chút của những người làm phim về bối cảnh, đạo cụ, phục trang, góc máy, âm nhạc... Nhưng chỉ thế thôi thì chưa đủ để có một bộ phim hay![8] ”

— Báo Dân Trí
“ Nhịp điệu của những động tác võ thuật, tiết tấu của những trường đoạn hành động được dựng với kỹ thuật chuyên môn rất cao kết hợp với sự chuẩn xác và biểu cảm về âm thanh, tiếng động đã cho thấy đây là một tác phẩm nghiêm túc và đầy nhiệt huyết của tập thể làm phim người Việt ở nước ngoài... Bên cạnh đó, còn phải nhắc đến tính chân thực của các chi tiết. Một vòi nước máy từ đầu thế kỷ 20, những ngôi nhà cũ, những bộ trang phục được làm cũ hóa, chiếc đầu máy xe lửa cổ lỗ, những khẩu súng cũ, một khuôn hình toàn cảnh phu mỏ... khiến người xem càng đặt trọn lòng tin vào bộ phim mà không hề áy náy.[9] ”

— Tạp chí Thế giới điện ảnh

Thông tin khác

* Khác với các bộ phim khác của Việt Nam, Dòng máu anh hùng thực hiện quá trình dựng phim song song với quá trình quay phim. Do đó những sơ xuất khi quay có thể sửa chữa bằng cách quay lại cảnh đó.[2]
* Nhân vật Sỹ trong phim là một nhân vật có khả năng đặc biệt "dao cứa không đứt". Theo Dustin Nguyễn, diễn viên đóng vai Sỹ, thì để có được khả năng đó, Sỹ đã được uống thứ thuốc của một thầy cúng, giúp trở nên mình đồng da sắt. Nhưng ngược lại, lục phủ ngũ tạng suy yếu, giảm tuổi thọ, tóc tai đổi màu, sức khỏe cũng dần suy sụp nếu cơ thể liên tục phải căng thẳng đối phó... Đây là lý do càng về cuối phim Sỹ càng yếu nên bị Cường và Thúy giết chết. Những chi tiết đó có trong kịch bản nhưng bị cắt bỏ khi thực hiện phim.[7].
* Tới khi kết thúc sản xuất, kinh phí Dòng máu anh hùng lên đến 1,5 triệu USD. Theo lời nhà sản xuất Nguyễn Chánh Tín thì đây là kinh phí tối thiểu những bối cảnh cổ, các phương tiện đi lại, vũ khí xưa và phục trang. Phần phục trang của bộ phim do nhà thiết kế Ngô Thái Uyên đảm trách.
* Theo Jimmy Nghiêm Phạm, giám đốc sản xuất bộ phim, khi anh chiếu Dòng máu anh hùng cho một số người Mỹ xem, họ đánh giá kinh phí phim sẽ khoảng 15 đến 20 triệu USD nếu được thực hiện ở Mỹ.[10]
* Thành phần đoàn làm phim, ngoại trừ các nhân vật chủ chốt như đạo diễn ánh sáng, một chuyên viên hóa trang, một phó đạo diễn, đạo diễn hành động, còn lại 95% là người trong nước đảm nhận[11].
* Trong một bài phỏng vấn với hãng BBC, đạo diễn Charlie Nguyễn cho biết Ngô Thanh Vân tự thực hiện hết các màn đánh võ của nhân vật Thúy, không có người thế thân[11].


Code:
Link Forder MU


DVD1
MEGAUPLOAD - The leading online storage and file delivery service
DVD2
MEGAUPLOAD - The leading online storage and file delivery service


LINK MF

Code:
Disk1
Free File Hosting Made Simple - MediaFire
Free File Hosting Made Simple - MediaFire
Free File Hosting Made Simple - MediaFire
Free File Hosting Made Simple - MediaFire
Free File Hosting Made Simple - MediaFire
Free File Hosting Made Simple - MediaFire
Free File Hosting Made Simple - MediaFire
Disk2
Dong_Mau_Anh_Hung_CD2.avi_shoptinhoc.com.001
Dong_Mau_Anh_Hung_CD2.avi_shoptinhoc.com.002
Dong_Mau_Anh_Hung_CD2.avi_shoptinhoc.com.003
Dong_Mau_Anh_Hung_CD2.avi_shoptinhoc.com.004
Dong_Mau_Anh_Hung_CD2.avi_shoptinhoc.com.005
Dong_Mau_Anh_Hung_CD2.avi_shoptinhoc.com.006
Dong_Mau_Anh_Hung_CD2.avi_shoptinhoc.com.007
Dong_Mau_Anh_Hung_CD2.avi_shoptinhoc.com.008
Dong_Mau_Anh_Hung_CD2.avi_shoptinhoc.com.009
Dong_Mau_Anh_Hung_CD2.avi_shoptinhoc.com.010

SỐ ĐỎ
Tổng hợp phim VIỆT NAM hay MF Imageshackv

CD1
so.do.1.rm.001
so.do.1.rm.002
so.do.1.rm.003
so.do.1.rm.004
so.do.1.rm.005
so.do.1.rm.006
so.do.1.rm.007

CD2
so.do.2.rm.001
so.do.2.rm.002
so.do.2.rm.003
so.do.2.rm.004
so.do.2.rm.005
so.do.2.rm.006
so.do.2.rm.007

Những cô gái chân dài
Tổng hợp phim VIỆT NAM hay MF 1170308315

Code:
LINK MF
http://www.mediafire.com/?sharekey=1...08d93d1a2e7286

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 137
Join date : 07/09/2011

https://nguyenhonghai.forum-viet.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết